Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp các bản làng núi rừng Tây Bắc

Bản Cát Cát

  • Bản dân tộc Mông
  • Vị trí: Xã Hoàng Liên, TX Sapa, Lào Cai

Nếu bạn đã từng biết đến Sapa và men theo đường Fanxipan khoảng gần 3km, bạn sẽ đến bản Cát Cát thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống. So với các bản làng khác như Tả VanTả Phìn thì Cát Cát là bản làng gần thị trấn Sapa hơn cả rất thích hợp cho việc khám phá và trải nghiệm cho khách hàng. Chính vì thế nên bản Cát Cát thu hút rất đông khách đến tham quan trong lịch trình du lịch Sapa.

bản Cát Cát

Bản Cát Cát Sapa 01

Sở dĩ bản có tên Cát Cát bởi vì đầu thế kỉ XX, người Pháp phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt vời của nơi đây và chọn làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức cấp cao. Người Pháp đặt tên cho nơi đây là Cát Cát bởi trong bản có một thác nước rất đẹp được đặt tên tiếng Pháp là CatSca

Nơi đây có những con suối uốn lượn theo dòng thác. Các ngôi nhà nhấp nhô thấp thoáng bên sườn núi. Đặc biệt là nơi buôn bán tấp nập của Vải, thổ cẩm và có các quán Café checkin cực đẹp cho du khách thăm quan.

Bản Cu Vai

  • Bản dân tộc Mông
  • Vị trí: Xã Xà Hồ, Huyện Trạm Tấu, Yên Bái

‘Vén mây’ đi tìm Bản Cu Vai – Ẩn mình nơi đỉnh núi. Đây là Câu nói mà mọi người vẫn dành cho Cu Vai, Trạm Tấu, Yên Bái bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nơi này.

Đến bản cũng không quá xa chỉ chừng 20 km từ xã Trạm Tấu nhưng có một vài đoạn đường dốc ngược và sỏi đá khá gập ghềnh, nên để lên đến đây đường khá khó khăn.

bản Cu Vai

Bản Cù Vai 01

Bản Cù Vai 02

Tuyệt tác vùng cao gọi tên bản Cu Vai
Nếu bạn ngắm nhìn bản Cu Vai Yên Bái từ trên cao, một shot hình toàn cảnh cảm giác liên tưởng thấy một sân bay nhỏ ở trên đỉnh một ngọn núi. Mây đang chờn vờn, và những mái nhà sàn tượng trưng cho từng sân chờ máy bay hạ cánh.Đến đây bạn cũng có thể trải nghiệm tắm suối nước nóng Trạm Tấu và nghỉ tại các căn Bungalow với hương view cực kì tuyệt vời.

Bản Phùng

  • Bản dân tộc La Chí
  • Vị trí: Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang

Nằm ở Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang, Bản Phùng được thành lập từ năm 1994, là một xã phía Tây của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây Bắc. Nơi đây được biết đến với những ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa mây khói vùng cao. Nếu nói cảnh đẹp ruộng Bậc thang ở đây là thứ 2 thì không nơi đâu dám nhận là số 1.

Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang ở Bản Phùng được xếp hạng Quốc gia bởi vẻ đẹp hoang sơ gắn với văn hóa lịch sử lâu đời của người dân tộc La Chí, Tày, Nùng nơi đây.

bản Phùng
Từ các căn nhà vọng cảnh trên cao, chúng ta có thể chiêm ngưỡng Ruộng Bậc thang bản Phùng mùa nào cũng đẹp. Mùa đông, sương mù khiến thung lũng như dòng sông mây trắng. Mùa xuân, hoa đào, hoa mai, thảo quả đua nhau khoe sắc nở khắp các triền đồi. Mùa nước đổ, các thửa ruộng lấp loáng nước, khi lúa xanh và khi lúa chín đều tuyệt đẹp. Nếu bạn đến đây vào tháng 10  hàng năm sẽ là tuyệt vời nhất với những thửa ruộng chín vàng thấp thoáng những đám mây vờn núi phía xa.

Từ Bản Phùng nếu có thời gian bạn có thể khám phá thêm Ruộng bậc thang Bản Luốc, Chinh Phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để có chuyến đi khám phá nơi đây được trọn vẹn.

Bản Pú Đao

  • Bản dân tộc Mông
  • Vị trí: Sìn Hồ, Lai Châu

Đây là Bản người Mông đẹp nhất Lai Châu. Nói điểm cao ở Pú Đao là nơi ngắm cảnh số một không ngoa vì từ vị trí này nhìn xuống, phía Đông và hai bên Đông Nam, Đông Bắc, dòng sông Đà chảy từ Tây Bắc nhận thêm sức mạnh từ chi lưu Nậm Na tạo nên một ngã 3 sông huyền thoại với những địa danh như Lai Hà, Hang Tôm, Đồi Cao, Mường Lay, Lê Lợi… Dòng sông cắt ngang 2 dãy núi tạo thành một chữ V lớn như ký hiệu “Việt Nam” thiêng liêng để đón mặt trời.

bản Pú Đao
Hét lên sung sướng, tĩnh lặng ngỡ ngàng, trầm ngâm không thốt lên lời hay vội vàng chuẩn bị ống kính… là những trạng thái cảm xúc khác nhau của du khách khi đến với điểm ngắm cảnh sơn thủy hữu tình như trốn bồng lai tiên cảnh này. Đến đây, bạn sẽ thấy Tổ quốc hùng vĩ biết bao, giang sơn tươi đẹp nhường nào với bốn bề núi sông hội tụ.

Bản Lướt

  • Bản dân tộc Thái
  • Vị trí: Xã Mường Kim, Than Uyên, Lai Châu

Đường đến bản Lướt – Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La chải dài theo những con suối, sen kẽ là những thửa ruộng bậc thang, rừng thông vi vu gió ngàn bên cạnh những ngôi làng nhỏ của người dân tộc Thái. Nhiều người đến đây kết hợp với chuyến đi ngắm lúa Mù Cang Chải.

bản Lướt
Thời tiết ở bản Lướt – Ngọc Chiến quanh năm mát mẻ dễ chịu rất thích hợp cho du lịch cộng đồng nghỉ ngơi, trải nghiệm. Cho dù vào mùa hè khi thời tiết ở những nơi khác nóng bức thì đến với bản Lướt Ngọc Chiến, các bạn sẽ cảm thấy sảng khoái với thời tiết mát mẻ và trong lành. Có lẽ cũng chính sự ưu đãi về thời tiết đó mà nhiều người ví bản Lướt – Ngọc Chiến như một Đà Lạt thu nhỏ, Bà Nà của Đà Nẵng và Sapa của Lào Cai.

Bản Lìm Mông

  • Bản dân tộc Mông
  • Vị trí: Xã Cao Phạ, Huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

Mùa Cang Chải mùa lúa chín

Mù Cang Chải mùa lúa chín 01

Bản Lìm Mông là bản người Mông tuyệt đẹp thuộc xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Nơi đây còn được mệnh danh là tứ đại hiểm trở với cung đường phượt nguy hiểm nhưng sở hữu phong cảnh tuyệt đẹp. Nếu bạn muốn chinh phục những cung đường đèo đẹp và khám phá những bản làng xinh đẹp, thì bản Lìm Mông chính là điểm đến lý tưởng.

bản Lìm Mông

Trải nghiệm nhảy dù lượn từ đỉnh đèo Khau Phạ xuống bản Lìm Mông
Bản Lìm Mông thu hút du khách với không khí yên bình, phong cảnh thiên nhiên đẹp thích hợp để khám phá, trải nghiệm. Ghé thăm bản làng này bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc đẹp tuyệt vời, mà còn được hòa mình cùng nền văn hóa đặc sắc của đồng bào người Mông nơi đây xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống.
Khám phá bản Lìm Mông Yên Bái đẹp nhát là mùa nước đổ (tháng 5, 6) và mùa lúa chín (tháng 9, 10). Nếu vào mùa nước đổ với những cơ mưa lớn chảy ngập khắp các thửa ruộng bậc thang dưới ánh nắng chiếu vào đẹp ngỡ ngàng. Thì mùa lúa chín những thửa ruộng bậc thang nhuộm vàng óng màu lúa chín đẹp mê mẩn lòng người.Đừng quên tham gia lễ hội BAY TRÊN MÙA VÀNG được tổ chức tại Đèo Khau Phạ vào tháng 9 hàng năm nhé.

Bản Sin Suối Hồ

  • Bản dân tộc Mông
  • Vị trí: Xã Sin Suối Hồ, Huyện Phong Thổ, Lai Châu

Nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 6km về hướng Bắc. Sau khi vượt qua đèo dốc quanh co đến với Sin Suối Hồ, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những ngôi nhà gỗ, trình tường đặc trưng của người Mông. Ngắm nhìn những ngôi nhà với hàng rào bằng đá vừa tạo sự chắc chắn cho ngôi nhà, vừa làm mát vào mùa Hè và giữ ấm vào mùa Đông.

Nhiều du khách sẽ ngạc nhiên khi đến đây đó là bản quá sạch sẽ, trên đường không hề có một cọng rác, khách có thể ngồi bệt xuống đường, khi đứng dậy không phải phủi bụi quần áo. Nhiều du khách còn ví von rằng “bản Mông nhưng sạch sẽ không thua kém Singapore”.

bản Sin Suối Hồ

Bản Sin Suối Hồ còn có hàng nghìn gốc địa lan, đào rừng ẩn hiện trong mây trắng, mờ ảo trong sương chiều giống như vườn thượng uyển trong tác phẩm Tây Du ký. Nếu những bản Mông khác lấy việc làm nương rẫy làm kế sinh nhai thì 103 hộ sinh sống ở bản Sin Suối Hồ lấy việc trồng phong lan, địa lan làm nguồn thu nhập chính.

Du khách quốc tế lại đặc biệt ấn tượng với kỹ thuật thêu thổ cẩm và những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông và được trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân vùng cao khi họ được cùng các gia đình làm nương, chăm sóc vườn lan.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *